Đa số các mỹ phẩm đều chứa một hàm lượng chì nhất định. Đây là một kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, việc nhận biết cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm cũng như các dấu hiệu ngộ độc chì rất quan trọng.
Hiểu về ngộ độc chỉ
Chì là gì?
Chì là một kim loại có độc tính cao. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chì từ mỹ phẩm như: son môi, kem nền, kem che khuyết điểm,… sẽ gây ra tình trạng ngộ độc chì. Nghiêm trọng hơn tình trạng này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Bên cạnh mỹ phẩm, chì còn được tìm thấy ở sơn trên tường nhà cũ và đồ chơi, bụi ô nhiễm,… Nhiễm độc chì thường được tích tụ trong cơ thể trong một khoảng thời gian dài từ vài tháng hoặc vài năm. Nó có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nghiêm trọng. Trẻ nhỏ cùng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do ngộ độc chì, bởi não và hệ thần kinh của chúng vẫn đang phát triển. Trẻ em bị nhiễm chì trong cơ thể khi đưa các đồ vật có chứa chất này vào miệng.
Triệu chứng của ngộ độc chì
Ngộ độc chì có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Do đó, các biểu hiện của tình trạng này cũng rất đa dạng. Cụ thể:
- Đau bụng
- Chuột rút ở bụng
- Táo bón
- Đau đầu
- Rối loạn giấc ngủ
- Cáu gắt
- Giảm kỹ năng phát triển ở trẻ em
- Mệt mỏi
- Huyết áp cao
- Tê hoặc ngứa ran ở tứ chi
- Mất trí nhớ
- Thiếu máu
- Rối loạn chức năng thận
Nhiễm độc chì liều cao có thể dẫn đến các triệu chứng khẩn cấp như:
- Đau bụng dữ dội và chuột rút
- Nôn mửa
- Yếu cơ
- Vấp ngã khi đi bộ
- Co giật
- Hôn mê
- Lú lẫn, hôn mê và co giật
Các tác hại của chì lên sự phát triển não bộ của trẻ như: IQ thấp, gặp vấn đề về thính giác, khó khăn trong học tập ngắn hạn và dài hạn, chậm phát triển.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc chì
Nhiễm độc chì xảy ra khi bạn ăn, nuốt hoặc hít phải chì trong một thời gian dài. Trong đó, việc sử dụng mỹ phẩm thường xuyên sẽ gây ra tình trạng ngộ độc chì. Ngoài ra, có các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc chỉ như: sơn nhà , đồ chơi và đồ gia dụng, bộ sơn và đồ dùng nghệ thuật, đồ trang sức, đồ gốm và chì, pin lưu trữ, kẻ mắt kohl hoặc kajal, một số loại thuốc dân tộc cổ truyền….
Cách kiểm tra chì trong mỹ phẩm
FDA đã tiến hành hai cuộc khảo sát để tìm thấy chì và nhiều thành phần hóa học khác trong mỹ phẩm. Họ lựa chọn nhiều loại mỹ phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Cuộc khảo sát đầu tiên hoàn thành vào tháng 3/2012 với hơn 150 sản phẩm, bao gồm phấn mắt, phấn má hồng, son môi, kem dưỡng da, mascara, phấn nền, phấn phủ, phấn nén, kem cạo râu và sơn mặt.
FDA đã ký hợp đồng với Frontier Global Sciences, Inc. ở Seattle, Washington để thực hiện các phân tích cho cuộc khảo sát này. Nhà thầu sử dụng phương pháp hòa tan toàn phần và sử dụng axit flohydric đã được FDA chứng nhận.
Mục tiêu của cuộc khảo sát thứ hai hoàn thành vào tháng 2 năm 2013 nhằm nghiên cứu sâu hơn những kết quả được khảo sát ở cuộc khảo sát thứ nhất. Ở lần này, các nhà nghiên cứu tập trung vào phấn mắt, phấn má hồng, phấn phủ và son môi. Đây là những sản phẩm chứa một lượng nhỏ “kim loại nặng” được tìm thấy ở cuộc khảo sát đầu tiên.
Kết quả cho thấy lượng chì có trong mỹ phẩm này rất nhỏ và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Phương pháp được FDA xác nhận sử dụng trong cuộc khảo sát đầu tiên luôn cho giá trị bằng hoặc cao hơn giá trị thu được với phương pháp được sử dụng trong cuộc khảo sát thứ hai. Cả hai cuộc khảo sát đều cho thấy các sản phẩm như phấn mắt, má hồng và phấn nén chứa nhiều kim loại nặng hơn các loại mỹ phẩm khác. Điều này cho thấy hầu hết các chất này trong mỹ phẩm đến từ các khoáng chất được sử dụng làm chất màu và làm chất độn như đất sét và bột talc.
FDA đã công bố dự thảo hướng dẫn cho ngành công nghiệp khuyến nghị sử dụng mức tối đa 10 ppm đối với chì trong mỹ phẩm. Hướng dẫn này áp dụng cho các sản phẩm mỹ phẩm dành cho môi (son môi, son bóng và kem lót môi) và mỹ phẩm bôi ngoài (như phấn mắt, má hồng, dầu gội và kem dưỡng thể) được bán trên thị trường tại Hoa Kỳ.
Điều trị tình trạng nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để đánh giá lượng tế bào dự trữ sắt trong máu như: chụp X-quang, sinh thiết tủy xương.
Từ các chẩn đoán lâm sàng, phác đồ điều trị ngộ độc chỉ có thể được đưa ra:
- Bước đầu tiên của điều trị là xác định vị trí và loại bỏ nguồn gốc của chì.
- Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, liệu pháp thải sắt có thể được sử dụng. Sau đó, chì sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
- Thuốc chelat hóa học được sử dụng phổ biến nhất bao gồm EDTA và DMSA. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: EDTA gây rối loạn chức năng thận và DMSA gây buồn nôn, đau bụng, dị ứng.
Có thể thấy nhiễm độc chì vốn rất nguy hiểm và ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ nhiễm độc chì. Do đó, hãy chú ý chọn những loại mỹ phẩm từ những nhà sản xuất đáng tin cậy, không nên quá lạm dụng việc trang điểm trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt nên duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học để có được sức khỏe tốt.